Tác phẩm: Đạo đức nghề báo chính ở trong tâm mỗi nhà báo

Ngày giờ đăng: 09/08/2016 00:00

Năm sáng tác: 2016

Tác giả: ,

Chủ đề: Đời sống - Pháp luật

Giải thưởng:



Tóm tắt:

trong nghề báo có rất nhiều lĩnh vực, đối tượng và phạm vi hoạt động khác nhau, nên ngay cả một bộ quy tắc riêng của tờ báo cũng chưa thể phù hợp cụ thể với từng nhà báo trong một đơn vị báo chí


Nội dung:

 

1.CẦN CÓ QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP RIÊNG CHO MỖI TỜ BÁO

Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí, tòa soạn ở các nước phát triển trên thế giới đều có Bộ Quy tắc hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình trong hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh Luật báo chí và 9 điều quy ước về đạo đức báo chí của Hội nhà báo Việt Nam, nhiều tờ báo lớn ở VN cũng có những bộ quy tắc riêng và phóng viên đều phải tuân thủ cùng với việc tuân thủ luật báo chí. Các cơ quan báo chí, tòa soạn đưa ra Bộ Quy tắc, trong đó có các quy định nhằm hướng dẫn cách ứng xử cho phóng viên và các thành viên ban biên tập trong trường hợp có các vấn đề nảy sinh mà không có trong quy định pháp luật, không có trong hợp đồng lao động hay cụ thể hóa các nội dung trong Bộ quy tắc đạo đức báo chí của Hội Nhà báo. Việc chi tiền cho đối tượng để lấy thông tin báo này thể áp dụng còn báo kia thì không được. Hoặc việc trả tiền nhuận bút cho người được phỏng vấn chỉ có một số báo áp dụng, còn nhiều báo thì nhuận bút đó thuộc về người phỏng vấn. Việc biên tập bài viết về các vấn đề nhạy cảm hay tế nhị của một số báo cũng rất khác nhau, biên độ chữ nghĩa của sự ca ngợi cũng như sự xúc phạm khá rộng rãi, khiến cho bạn đọc rất phiền trách tờ báo và phóng viên là thiếu đạo đức nghề nghiệp. Việc bảo vệ phóng viên trong tác nghiệp các báo cũng có thể khác nhau, với tờ báo này thì họ lên tiếng, tờ báo kia thì lại phó mặc cho pháp luật…Tất cả những điều đó đều liên quan đến những quy tắc tác nghiệp của tờ báo cụ thể. Và theo chúng tôi, còn hơn thế nữa, quy tắc tác nghiệp này phần nào phụ thuộc vào tính cách và phẩm chất của BBT, Chi bộ hay người đứng đầu cơ quan báo chí. Như một thứ luật bất thành văn, họ là linh hồn của tờ báo, và việc phóng viên tự giác tuân thủ,“chịu phép” trước những người lãnh đạo cũng rất có lợi cho việc tuân thủ quy tắc tác nghiệp của tờ báo. Nếu những người lãnh đạo tờ báo không gương mẫu và không kỷ cương thì dễ dàng xảy ra tình trạng “thượng bất chính hạ tắc loạn”, chẳng có bộ quy tắc nào hiệu quả nổi với một đội ngũ làm báo. 


Các Bộ Quy tắc không phải áp dụng được trong mọi tình huống mà một nhà báo có thể gặp phải trong công việc, nhưng nó có ý nghĩa như sự hướng dẫn hoặc khuyến khích nhà báo tìm tòi để đi đến một cách hành động đúng đắn, công bằng, trung thực và nhân đạo. 


Từ những suy nghĩ trên, chúng tôi nghĩ rằng để giúp cho nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp thì mỗi cơ quan báo chí, tòa soạn phải đặt ra cho cơ quan, tòa soạn mình một bộ quy tắc ứng xử trong tác nghiệp để PV, BTV:


– Khỏi lúng túng khi xử lý thông tin.
– Hạn chế rủi ro và nguy hiểm khi đi tác nghiệp.
– Khi đi tác nghiệp, nhất là trong thể loại điều tra, phải được sự đồng ý của người chịu trách nhiệm cao nhất cơ quan là Tổng biên tập.
– Quy định về việc nhận quà, phong bì… cho phóng viên, BTV.
– BBT phải luôn giám sát PV, BTV, thông tin thông suốt trong mọi trường hợp.
– BBT phải có phương án can thiệp cần thiết khi PV có sự cố, hay tai nạn nghề nghiệp.
– Chia sẻ trách nhiệm với phóng viên khi gặp tai nạn nghề nghiệp để giảm thiểu tối đa hậu quả.

 

2. MỖI NHÀ B&a

Bình luận: