Ngày giờ đăng: 01/07/2016 00:00
Tóm tắt:
Với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, nói theo cách diễn đạt của thầy tôi, kể về tần suất giao tiếp, tôi không dám tự nhận mình là người thân của ông hay của gia đình ông, dù rằng tôi biết ông cũng đã từ lâu và lần gặp nào cũng ít nhiều thành ấn tượng, thành kỷ niệm...
Nội dung:
CHÀNG HỌC TRÒ TRƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG
TRẦN NAM HỒNG - NGƯỜI CHỈ ĐI MỘT CON ĐƯỜNG!
Với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, nói theo cách diễn đạt của thầy tôi, kể về tần suất giao tiếp, tôi không dám tự nhận mình là người thân của ông hay của gia đình ông, dù rằng tôi biết ông cũng đã từ lâu và lần gặp nào cũng ít nhiều thành ấn tượng, thành kỷ niệm...
Vào đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, có thể nói Trần Nam Hồng theo suy nghĩ của lớp trẻ chúng tôi chủ yếu là người có chuyên sâu về một lĩnh vực gai góc, nhạy cảm - quản lý tài chính ngân sách và chính ông cũng tỏ ra là người có cá tính nổi trội. Vậy thôi!
Một hôm, ông anh học trước tôi đúng một khóa Đại học, bấy giờ là cán bộ tỉnh, là người giới thiệu, đúng hơn, “chỉ trỏ” cho tôi ở sân Ủy ban nhân dân tỉnh: “Đấy đấy, cái ông đó là Trần Nam Hồng”. Rồi, hầu như ngay sau lúc ấy, anh sôi nổi bắt chuyện, còn tôi thì chưa dám, lặng lẽ “lùi ba xá”, hóng chuyện họ từ một khoảng cách không quá xa…
Thế rồi, khi ông chuyển công tác từ Phó Giám đốc Sở Tài chính sang đảm đương chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tĩnh, tôi có dịp phỏng vấn ông cho số báo Xuân. Không chỉ ngạc nhiên vì lối tư duy độc đáo, sáng rõ và khẩu khí có phần quyết liệt của ông, tôi còn bị ông hấp dẫn với lối diễn đạt mang đậm chất uymua không cố ý. Không chỉ “bơm” không khí cho cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ, ông còn thêm cho tôi một chi tiết khiến bài phỏng vấn trở nên mềm mại vượt ra ngoài khuôn khổ một bài phỏng vấn lãnh đạo khô cứng vẫn thường tràn ngập trên báo chí thời bấy giờ. Sau lần phỏng vấn đó, tôi gần gũi ông hơn rất nhiều mặc dầu uy lực tự nhiên và “khả năng ám thị” lớn vẫn khiến tôi (và không chỉ riêng tôi) khi tiếp xúc với ông đều khá e dè, khá luống cuống mặc dầu không hiểu vì sao mình lại luống cuống!
Thẳng thắn, rõ ràng trong công việc, trong cuộc sống và sẵn sàng chia sẻ ý kiến với bất kỳ ai cần đến mình nhưng ông lại là người khá kín đáo về đời tư và chưa bao giờ nói về mình. Ngoại trừ những bài viết chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, những trả lời phỏng vấn dịp này, dịp kia vì lý do công việc, chưa có một bài báo nào viết về ông. Đó là tất cả những khó khăn khi tôi nhận “đặt hàng” từ Ban Biên tập Tập san kỷ niệm 50 năm Trường Lý Tự Trọng viết về ông với tư cách là một học sinh cũ, thành đạt của trường.
Trong không khí bận rộn và có phần căng thẳng trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tôi dè dặt gõ cửa phòng ông. Câu đầu tiên của ông khiến tôi tưởng chừng như đã “hỏng việc”: “Chào người anh em, nếu không có chuyện gì khẩn cấp thì để sau nhé, đang tập trung lo cho Đại hội Đảng bộ tỉnh đã...” Tuy nhiên, khi nhắc đến tên trường Lý Tự Trọng, một thứ ánh sáng gì đấy ấm áp gần như làm khuôn mặt ông dịu lại. Ông đã dành hơn 10 phút để chỉ nói về trường, về cảm xúc của cậu học trò nhà nghèo những năm tháng trui rèn ở mái trường mang tên người thanh niên cộng sản đầu tiên và tiễn tôi ra cửa với lời dặn: “Thế thôi! Chú cần gì thì đều có cả trong lý lịch c
Bình luận: